Chỉ số Information Ratio

Đăng lúc 1709551441,502739

Năm 2023, chỉ số VNINDEX tăng trưởng 12.2%. Đối với một nhà giao dịch thuật toán sử dụng chiến lược beta vượt trội trên thị trường chứng khoán cơ sở, bất cứ kết quả nào thấp hơn 12.2% đều được xem là không thành công. Điều đó là vì  nhà đầu tư này đạt kết quả thấp hơn chiến lược đầu tư thụ động . Tuy vậy, khi dùng tỷ số Sharpe để đánh giá, nhà giao dịch thuật toán trên với lợi nhuận chỉ đạt 9% trong năm 2023 vẫn cho ra kết quả một năm giao dịch tốt bởi vì tỷ lệ Sharpe cho ra kết quả dương.

Mâu thuẫn này cho thấy tỷ lệ Sharpe trở nên ít phù hợp trong bối cảnh lợi nhuận tương đối có ý nghĩa quan trọng hơn  so với lợi nhuận tuyệt đối. Để giải quyết vấn đề, chỉ số Information Ratio được định nghĩa để nhấn mạnh lợi nhuận tương đối thay vì lợi nhuận tuyệt đối.

Chỉ số Information Ratio

Chỉ số Information Ratio là công cụ đo hiệu suất trong tài chính để đánh giá lợi nhuận tương đối được điều chỉnh theo rủi ro của danh mục đầu tư.

Chỉ số Information Ratio nhấn mạnh lợi nhuận tương đối đạt được bằng cách so sánh lợi nhuận vượt trội (so với một đối chuẩn như VN-Index) với mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu (Tracking Error). Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu thể hiện độ biến động của danh mục so với đối chuẩn.   

Công thức:

Trong đó:

RP : Tỷ suất lợi nhuận danh mục

RB : Tỷ suất lợi nhuận đối chuẩn

RA : Lợi nhuận chủ động, khác biệt giữa lợi nhuận danh mục đầu tư và lợi nhuận của đối chuẩn

σ(·) là hàm độ lệch chuẩn

Chỉ số Information Ratio cao hơn cho thấy danh mục đầu tư đã tạo ra lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro tốt hơn so với đối chuẩn. Điều này thể hiện chiến lược đầu tư hoặc người quản lý đã tạo ra giá trị vượt trội hơn sự biến động của thị trường.

Chỉ số Information Ratio thường được sử dụng để đánh giá hiệu suất thuật toán cùng với tính nhất quán của nó, thể hiện qua mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu (hàm độ lệch chuẩn ở mẫu số trong định nghĩa ). Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu thấp cho thấy hiệu suất nhất quán. Mức sai lệch so với chỉ số tham chiếu cao cho thấy lợi nhuận không ổn định và có thể không nhất quán trong thời gian dài.

Lưu ý rằng, nếu lấy lãi suất phi rủi ro làm đối chuẩn và lợi nhuận của đối chuẩn hoàn toàn không có rủi ro thì chỉ số Information Ratio và tỷ lệ Sharpe sẽ cho ra kết quả tương đồng.

Dùng tỷ lệ Sharpe hay chỉ số Information Ratio trong giao dịch thuật toán?

Trong giao dịch thuật toán, với một số chiến lược nhất định như beta vượt trội hoặc lưới hướng lên (còn được gọi là lưới đánh bò), chỉ số Information Ratio giúp nhà đầu tư hiểu chính xác hơn về hiệu suất thuật toán so với tỷ lệ Sharpe.

Tuy nhiên, trong các chiến lược khác như trung lập thị trường, quán tính giá, hồi quy trung vị, hướng sự kiện, tạo lập thị trường, lướt sóng siêu ngắn, hành động trước tái cân bằng quỹ chỉ số, chênh lệch giá, lưới và truy vết thì tỷ lệ Sharpe vẫn là một thước đo hữu ích.

Tóm lại, bất kỳ chiến lược nào ưu tiên beta dương cũng nên sử dụng chỉ số Information Ratio thay vì tỷ lệ Sharpe.

Sau đây là bảng tổng hợp những khác biệt trọng yếu.

Các ứng dụng khác của chỉ số Information Ratio

Chỉ số Information Ratio còn được dùng để nhanh chóng đánh giá hiệu suất của một thuật toán giao dịch, nhà đầu tư có thể sử dụng các khoảng IR để xuất như sau:

Hơn thế nữa, chỉ số Information Ratio ngoài việc được dùng như tiêu chí nền tảng để đánh giá các chiến lược beta dương (các thuật toán ưu tiên vị thế mua) mà còn được dùng như hàm mục tiêu trong giai đoạn tối ưu hóa thuật toán. 

Tóm lại, chỉ số Information Ratio cung cấp cho nhà giao dịch thuật toán một tiêu chí đánh giá hiệu quả rất thực tế, tốt hơn Sharpe Ratio trong một số trường hợp cụ thể, qua đó tăng cường khả năng ra quyết định đầu tư của các nhà giao dịch thuật toán.