Đánh giá thực thi giao dịch là quá trình định lượng và so sánh mức độ hiệu quả của các chiến lược thực thi giao dịch, dựa vào đó để đưa ra những lựa chọn phù hợp nhằm đạt được mục đích giao dịch, đồng thời giảm thiểu các chi phí giao dịch.
Hiệu quả thực thi giao dịch được đánh giá bằng cách so sánh giá khớp lệnh trung bình với giá đối chuẩn, nhằm xác định liệu có phải đã mua quá cao hoặc bán quá thấp hay không. Hai đối chuẩn được sử dụng phổ biến là: giá trung bình theo khối lượng (VWAP) và giá trung bình theo thời gian (TWAP).
Đối chuẩn giá trung bình theo khối lượng
VWAP là giá trung bình có trọng số theo khối lượng của tất cả các giao dịch được thực hiện trong trong giai đoạn tính toán, được xác định bằng công thức:
Trong đó:
– Pi là giá khớp lệnh giao dịch i;
– Qi là khối lượng khớp lệnh của giao dịch i.
Vì VWAP đã hàm chứa tất cả các hoạt động thị trường, cung và cầu của tất cả những người tham gia thị trường, nên nó cung cấp một thước đo hợp lý để đánh giá quá trình thực thi giao dịch.
Công thức đánh giá hiệu suất thực thi giao dịch:
Trong đó:
– P là giá khớp lệnh trung bình;
– S là chiều mở vị thế (S = 1 : vị thế mua, S = -1: vị thế bán)
Ví dụ, nhà đầu tư thực hiện lệnh mua với giá khớp lệnh trung bình là 20.500 VNĐ, VWAP trong ngày giao dịch là 20.000 VNĐ.
Như vậy, nhà đầu tư đã mua cao hơn trung bình 2.5% so với những người mua khác trong ngày.
Đối chuẩn giá trung bình theo thời gian
TWAP là giá trung bình có trọng số bằng nhau của tất cả các giao dịch được thực hiện trong giai đoạn tính toán:
Trong đó:
– Pi là giá khớp lệnh giao dịch i;
– N là số lượng giá khớp lệnh.
TWAP không xem xét tới khối lượng giao dịch, vì vậy, nhà đầu tư sử dụng TWAP khi muốn loại bỏ tác động của các giao dịch ngoại lệ. Các giao dịch ngoại lệ có thể do các lệnh giao dịch lớn ở mức giá thấp hoặc cao trong giai đoạn tính toán.
Công thức đánh giá hiệu suất thực thi giao dịch:
Trong đó:
– P là giá khớp lệnh trung bình
– S là chiều mở vị thế (S = 1: vị thế mua, S = -1: vị thế bán)
Ứng dụng trong giao dịch
Đối với các chiến lược đầu tư theo chỉ số và beta thị trường, đặc biệt đối với các quỹ đầu tư, lợi nhuận hàng năm thường không khác biệt nhiều so với chỉ số đối chuẩn. Trong trường hợp này, ngoài chi phí quản lý và phí, thuế, việc thực thi giao dịch có thể là yếu tố quyết định quan trọng nhất đến kết quả.
Sau đây là ví dụ minh họa về ảnh hưởng của chi phí thực thi của hai quỹ đầu tư chỉ số:
Theo minh họa trên, quỹ đầu tư B có hiệu suất cao hơn 2% so với quỹ đầu tư A. Trong ví dụ này, khác biệt duy nhất trong quá trình thực thi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong việc đánh giá thành công hay thất bại của nhà quản lý quỹ.
Ngoài tác động đến nhà đầu tư lớn, nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam cũng cần lưu ý chi phí thực thi. Giao dịch nhiều cùng biến động lớn của mỗi cổ phiếu có thể khiến nhà đầu tư cá nhân không để ý ảnh hưởng của chi phí thực thi. Tuy nhiên, với tần suất quay vòng tài khoản 02 vòng mỗi tháng, hay 24 lần mỗi năm, với chi phí thực thi trung bình ở mức 0,5%, tương đương chi phí thực thi 12%/năm. Trong một thị trường bình thường, với mức chi phí này, sẽ không bất ngờ nếu 95% nhà đầu tư cá nhân có kết quả thua lỗ.