25. Tài chính hành vi trong hình thành giả thuyết thuật toán

Đăng lúc 1683714611,549421

Tài chính hành vi

Tài chính hành vi nghiên cứu cách con người đưa ra quyết định, xem xét các yếu tố tâm lý gây ảnh hưởng và làm thiên lệch quá trình ra quyết định của họ.

Lý thuyết kinh tế và tài chính truyền thống nói chung đều giả định rằng các cá nhân tham gia thị trường luôn hành động hợp lý bằng cách xem xét tất cả thông tin sẵn có trong quá trình ra quyết định. Trong thực tế, ra quyết định tài chính là một tình huống phức tạp. Khi đối mặt với quá nhiều thông tin cần xử lý và liên tục cập nhật, mọi người thường không có đủ thời gian cũng như khả năng để đi đến một quyết định hoàn toàn tối ưu. Thay vào đó, họ thường theo cách tiếp cận dễ dàng và chủ quan hơn, thường chỉ sử dụng một phần nhỏ các thông tin sẵn có và xác định một quá trình hành động phù hợp nhất với phán đoán và sự ưu tiên của bản thân. Họ hài lòng với việc đưa ra một lựa chọn "đủ tốt" hơn là đưa ra một lựa chọn "tối ưu". Khi làm như vậy, họ có thể vô tình làm thiên lệch quá trình ra quyết định đầu tư.

Tài chính hành vi không cho rằng mọi người luôn lý trí, họ có giới hạn trong việc kiểm soát bản thân và bị ảnh hưởng bởi các thiên kiến của chính họ.

Tài chính hành vi phân chia các thiên kiến hành vi này thành hai nhóm chính:

  • Lỗi về nhận thức (cognitive errors); 

  • Thiên kiến cảm xúc (emotional biases). 

Lỗi về nhận thức

Lỗi về nhận thức là những lỗi cơ bản về thống kê, lỗi xử lý thông tin, hoặc liên quan đến năng lực ghi nhớ khiến quyết định đi chệch khỏi tính hợp lý. Nhìn chung, lỗi về nhận thức bắt nguồn từ lý luận sai lầm, vì vậy, thường có thể điều chỉnh hoặc loại bỏ thông qua thông tin, sự giáo dục, và lời khuyên tốt hơn. Có thể phân chia lỗi về nhận thức thành 2 loại:

  • Thiên kiến niềm tin mù quáng (belief perseverance bias) là kết quả của sự khó chịu về mặt tinh thần xảy ra khi thông tin mới xung đột với niềm tin hoặc nhận thức đã có trước đó. Để giải quyết sự khó chịu này, mọi người có khả năng sẽ bỏ qua hoặc sửa đổi các thông tin mâu thuẫn và chỉ xem xét các thông tin xác nhận niềm tin hoặc suy nghĩ hiện có của họ.

  • Lỗi xử lý nhận thức (processing errors) đề cập tới việc thông tin được xử lý và sử dụng một cách phi logic hoặc không hợp lý.

Một số thiên kiến niềm tin mù quáng và các biểu hiện thường thấy trong lĩnh vực đầu tư tài chính:

 

 

Một số thiên kiến lỗi xử lý nhận thức và các biểu hiện thường thấy trong phạm vi đầu tư tài chính:

 

 

 

Thiên kiến cảm xúc

Thiên kiến cảm xúc là thiên kiến nảy sinh một cách tự phát do thái độ và cảm giác gây ra khiến các quyết định đi chệch khỏi tính hợp lý. Thiên kiến cảm xúc khó điều chỉnh hơn lỗi về nhận thức vì chúng bắt nguồn từ sự bốc đồng hoặc trực giác hơn là những tính toán có ý thức. Thông thường, một người chỉ có thể nhận ra và thích nghi với nó.

Một số thiên kiến cảm xúc và các biểu hiện thường thấy trong lĩnh vực đầu tư tài chính:

Ứng dụng tài chính hành vi trong hình thành giả thuyết thuật toán

Trọng tâm của tài chính hành vi là nghiên cứu các thiên kiến hành vi có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của cá nhân. Tài chính hành vi không hướng dẫn chúng ta cách dự đoán đúng tương lai, cũng như không cung cấp mô hình hay chiến lược đầu tư đảm bảo đánh bại được thị trường. Tuy nhiên, tài chính hành vi vẫn góp phần giúp nhà đầu tư có góc nhìn sâu sắc hơn về cách thức thị trường thực sự đang vận hành, qua đó xây dựng được những giả thuyết thuật toán hợp lý hơn.

Quán tính giá là một hiện tượng phổ biến trên thị trường chứng khoán. Đây có thể coi là một dịch chuyển bất thường của giá cổ phiếu. Quan sát thực tế thấy rằng khi giá thị trường của một cổ phiếu tăng/giảm mạnh trong ngắn hạn, sự tăng/giảm này có khuynh hướng sẽ tiếp diễn.

Về khía cạnh hành vi, quán tính giá có thể được giải thích bằng thiên kiến sẵn có – khuynh hướng mọi người ước tính xác suất của một kết quả hoặc tầm quan trọng của một hiện tượng dựa trên mức độ dễ dàng nhớ lại thông tin.

Khi giá cổ phiếu vừa tăng liên tục, nhà đầu tư dễ nhớ tới sự kiện này hơn và vô thức cho rằng “giá cổ phiếu tăng”trong tương lai có xác suất xảy ra cao hơn “giá cổ phiếu giảm”. Bên cạnh đó, thiên kiến chuyện đã rồi cũng có thể khiến nhà đầu tư ảo tưởng rằng mình đã có thể dự đoán đúng việc tăng giá, nhưng đã không mua, và có cảm giác hối tiếc vì đã bỏ lỡ cơ hội. Vì vậy, nhà đầu tư bị thúc đẩy hành động để khắc phục sự hối tiếc này: mua cổ phiếu cho dù giá thị trường đã cao hơn nhiều so với giá trị cơ bản của doanh nghiệp.

Khi tin rằng các thiên kiến như trên đang tác động mạnh mẽ lên thị trường, nhà đầu tư có thể sử dụng chiến lược quán tính giá để tận dụng cơ hội kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn.

Tài chính hành vi cũng góp phần giải thích hiện tượng giá cổ phiếu tăng mạnh và nhanh tới mức vô lý trong thời gian ngắn. Ngoài lý giải do hiện tượng quán tính giá như trên, trong một thị trường đang tăng, việc mua và bán cổ phiếu thường sẽ đem lại lợi nhuận ngay cả khi nhà đầu tư đã bán quá sớm. Một vài lần bán chốt lời trong ngắn hạn đem lại cảm giác tự hào và các nhà đầu tư này cảm thấy mình đã quyết định đúng đắn.

Thiên kiến chuyện đã rồi có thể làm cho nhà đầu tư tin rằng chiến lược giao dịch trước đó của mình là chính xác và sẽ tiếp tục tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Ngoài ra, thiên kiến tự tin thái quá về khả năng dự đoán, ảo tưởng khả năng kiểm soát, thiên kiến bảo thủ lờ đi những thông tin, hay nhận định trái chiều đã kết hợp thêm và làm cho nhà đầu tư sẵn sàng mở vị thế mua giá cao, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn sử dụng đòn bẩy để gia tăng sức mua khiến giá cổ phiếu tăng nhanh.

Trong bối cảnh giá tăng quá nhanh và bất thường, chúng ta có thể áp dụng chiến lược hồi quy trung vị, mở vị thế bán khi thấy giá chứng khoán đã tăng quá nhanh và kỳ vọng giá sẽ nhanh chóng hồi quy lại mức cân bằng hợp lý.