Trung bình động là gì?
Trung bình động (Moving Average – MA) là trung bình giá của một chứng khoán trong một số kỳ nhất định. Trung bình động làm mịn các biến động giá ngắn hạn, giúp nhà phân tích kỹ thuật có cái nhìn rõ ràng hơn về xu hướng thị trường (Hình 1).
Các nhà phân tích kỹ thuật thường sử dụng trung bình động đơn giản (Simple Moving Average – SMA), trong đó trọng số của mỗi mức giá là như nhau trong việc tính toán giá trung bình. Một số nhà phân tích kỹ thuật thích sử dụng trung bình động hàm mũ (Exponentially Smoothed Moving Average – EMA), còn được gọi là đường trung bình động làm mịn theo hàm mũ, trong đó trọng số lớn nhất được dành cho các mức giá gần đây nhất và trọng số giảm dần theo cấp số nhân đối với các mức giá cũ hơn.
Trung bình động có trọng số tuyến tính (Linearly Weighted Moving Average – LWMA) cũng là một loại trung bình động tương tự EMA, tuy nhiên thay vì làm mịn theo hàm mũ, LWMA gán trọng số giảm dần tuyến tính cho các mức giá cũ hơn.
Công thức
Dưới đây công thức tính của 03 loại trung bình động nêu trên.
Trung bình động đơn giản (SMA)
Trong đó:
-
N: Số kỳ được sử dụng để tính trung bình (độ dài kỳ có thể là 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 1 ngày, v.v.).
-
SMAt(N): Trung bình động đơn giản tại kỳ t, tính theo giá chứng khoán của N kỳ gần nhất;
-
Pt: Giá của chứng khoán tại kỳ t (có thể là giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất hoặc giá trung bình của kỳ).
Trung bình động hàm mũ (EMA)
Trong đó: EMAt(N) là trung bình động hàm mũ tại kỳ t.
Trung bình động có trọng số tuyến tính (LWMA)
Công thức tính:
Trong đó: LWMAt(N) là trung bình động có trọng số tuyến tính tại kỳ t, tính theo giá chứng khoán của N kỳ gần nhất.
Ví dụ tính trung bình động
Dưới đây là bảng kết quả tính SMA, EMA và LWMA trên dữ liệu giá hàng ngày của cổ phiếu FPT từ 2/1/2024 đến 15/1/2024, với hệ số N = 5 ngày. Giá được sử dụng trong tính toán là giá đóng cửa mỗi ngày (đơn vị 1.000 VNĐ).
Tính SMA tại ngày 8/1/2024 và 9/1/2024: