Tổng quan
Chỉ báo kỹ thuật là các phép tính toán học được sử dụng trong thị trường tài chính để phân tích dữ liệu về giá, khối lượng giao dịch. Mục đích chung của việc sử dụng các chỉ báo này là để dự đoán xu hướng giá, xác định các điểm mua bán tiềm năng và đánh giá rủi ro trong giao dịch.
Dựa theo mục đích cần đo lường, các chỉ báo kỹ thuật được phân loại thành 5 nhóm: chỉ báo theo xu hướng (Trend-Following Indicators), chỉ báo biến động (Volatility Indicators), chỉ báo động lượng/dao động (Momentum/Oscillators) và chỉ báo khối lượng (Volume Indicators).
Chỉ báo theo xu hướng giúp nhà đầu tư trả lời cho câu hỏi liệu giá của chứng khoán nhìn chung đang có xu hướng tăng, giảm hay đi ngang và độ mạnh của xu hướng đó.
Một số chỉ báo theo xu hướng phổ phiến:
-
Simple Moving Average (SMA)
-
Exponentially Smoothed Moving Average (EMA)
-
Linearly Weighted Moving Average (LWMA)
-
Wilder’s Moving Average
-
Average Directional Movement Index (ADX)
Chỉ báo biến động dùng để đánh giá mức độ biến động giá. Khi biến động giá gia tăng sau một giai đoạn ổn định (biến động thấp), nó có thể báo hiệu một điểm bức phá tiềm năng khỏi vùng giá trước đó.
Một số chỉ báo biến động phổ biến:
-
Bollinger Band
-
Keltner Band
-
STARC Band
-
Average True Range
-
Divergence Index
Chỉ báo động lượng/dao động tập trung vào việc đo tốc độ giá di chuyển và liệu tốc độ đó đang tăng hay giảm. Các chỉ báo này thường có một phạm vi giá trị xác định (ví dụ, 0 đến 100 hoặc -100 đến +100). Khi chỉ báo đạt mức quá cao, có thể cho thấy tài sản đang quá mua, nghĩa là giá đã tăng quá nhanh (gia tốc lớn) và sau đó có thể sẽ đi ngang hoặc đảo chiều giảm. Ngược lại, nếu chỉ báo đạt mức quá thấp có thể cho thấy tình trạng quá bán, nghĩa là giá đã giảm quá nhanh và sau đó có thể sẽ đi ngang hoặc đảo chiều tăng trở lại.
Một số chỉ báo động lượng/dao động phổ biến:
-
Relative Strength Index
-
Momentum/Rate of Change
-
Moving Average Convergence/Divergence
-
Stochastic Oscillator
-
William's %R
-
Larry Williams’ Accumulation/Distribution Oscillator
-
Relative Vigor Index
-
True Strength Index
-
Vortex Indicator
Với chỉ báo khối lượng, bằng cách phân tích khối lượng cùng với hành động giá, nhà giao dịch có thể thu thập thông tin giá trị về sức mạnh của xu hướng hoặc xác định các điểm đảo chiều tiềm năng.
Một số chỉ báo khối lượng phổ biến:
-
On-Balance Volume
-
Money Flow Index
-
Larry Williams’ Accumulation/Distribution Line
-
Marc Chaikin’ Accumulation/Distribution Indicator
-
Chaikin’s Money Flow
-
Volume Rate of Change
-
Ease of Movement
-
Positive Volume Index/Negative Volume Index
-
Volume-Weighted MACD
-
Klinger Oscillator
-
Aspray’s Demand Oscillator
Lưu ý khi sử dụng dữ liệu theo tick để tính toán các chỉ báo phân tích kỹ thuật
Dữ liệu theo tick là dạng dữ liệu ghi lại chi tiết nhất mọi biến động giá của chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định. Nó bao gồm tất cả giao dịch mua bán đã được thực hiện, cho phép nhà đầu tư theo dõi từng thay đổi nhỏ nhất của giá. Nó cũng bao gồm cả những thông tin giá và khối lượng chờ mua/chờ bán (3 bước giá với chứng khoán niêm yết tại HSX và 10 bước giá cho chứng khoán niêm yết tại HNX).
Dữ liệu được sử dụng cho các chỉ báo phân tích kỹ thuật đều là dữ liệu OHLC. OHLC là viết tắt của Open - High - Low - Close, là loại dữ liệu phổ biến được sử dụng để biểu diễn biến động giá của một tài sản trong các khoảng thời gian cố định bằng nhau (ví dụ, 1 phút, 5 phút, 1 giờ, 1 ngày). Dữ liệu OHLC là dữ liệu đã qua xử lý từ dữ liệu theo tick, chỉ sử dụng thông tin giao dịch đã khớp lệnh. Dữ liệu OHLTC bao gồm 5 thông tin chính:
-
Giá mở cửa (Open): Giá khớp lệnh giao dịch đầu tiên trong khoảng thời gian được xem xét.
-
Giá cao nhất (High): Giá khớp lệnh cao nhất trong khoảng thời gian được xem xét.
-
Giá thấp nhất (Low): Giá khớp lệnh thấp nhất trong khoảng thời gian được xem xét.
-
Giá đóng cửa (Close): Giá khớp lệnh giao dịch cuối cùng trong khoảng thời gian được xem xét.
-
Khối lượng giao dịch: Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh trong khoảng thời gian được xem xét.
Khi sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư cần lựa chọn trước một khung thời gian phân tích như 1 phút, 5 phút, 1 giờ hoặc 1 ngày để chuyển đổi dữ liệu theo tick thành dữ liệu OHLC trước khi tính toán các chỉ báo.
Khung thời gian phân tích cũng là một tham số quan trọng quyết định mức độ hiệu quả của chỉ báo phân tích kỹ thuật. Lựa chọn khung thời gian phân tích phù hợp phụ thuộc vào khung thời gian đầu tư (time horizon) của nhà đầu tư. Với đầu tư ngắn hạn và giao dịch thường xuyên, nhà đầu tư có thể chọn khung thời gian phân tích ngắn như 1 phút, 5 phút hoặc 1 giờ. Ngược lại, với đầu tư dài hạn và ít giao dịch, nhà đầu tư có thể chọn khung thời gian phân tích dài hơn như 1 ngày, 1 tuần hoặc 1 tháng. Lựa chọn khung thời gian phân tích phù hợp sẽ giúp nhà đầu tư đánh giá chính xác xu hướng thị trường và đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.
Sử dụng chỉ báo phân tích kỹ thuật trong giao dịch thuật toán
Các chỉ báo phân tích kỹ thuật là những phép tính rõ ràng với kết quả cụ thể, nên dễ dàng áp dụng vào giao dịch thuật toán. Tuy nhiên, việc hiểu rõ bản chất của từng loại chỉ báo, chức năng đo lường và cách thức hoạt động của nó đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng thuật toán giao dịch hiệu quả.
Bên cạnh việc sử dụng các công thức sẵn có, nhà giao dịch thuật toán có thể sáng tạo thêm nhiều chỉ báo khác dựa trên khả năng và kinh nghiệm đầu tư của mình. Việc mở rộng nguồn dữ liệu và áp dụng các phương pháp tính toán mới có thể mang lại cho nhà giao dịch thuật toán lợi thế cạnh tranh so với người chỉ sử dụng các công cụ phổ biến. Ví dụ, nhà giao dịch thuật toán có thể mở rộng thêm các phép tính chỉ báo dựa trên cả dữ liệu giá chờ mua và khối lượng chờ mua để có cái nhìn toàn diện hơn về tâm lý thị trường và dự đoán xu hướng giá chính xác hơn, so với việc chỉ sử dụng dữ liệu giá và khối lượng khớp lệnh.