Khi triển khai thuật toán giao dịch trên môi trường thực, cần đánh giá liệu kết quả giao dịch thực tế có đồng nhất với kết quả giao dịch trên giấy. Để đánh giá đúng và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực thi giao dịch, nhà giao dịch thuật toán có thể bắt đầu từ việc đo lường và phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự sai biệt. Một phương pháp phân tích được dùng phổ biến là hao phí thực thi giao dịch.
Công thức
Hao phí thực thi giao dịch (implementation shortfall – IS) được định nghĩa là sự sai biệt giữa lợi nhuận trên giấy và lợi nhuận thực tế. Công thức tính:
Lợi nhuận trên giấy (paper return) là lợi nhuận lý thuyết với giả định 100% lệnh được khớp tại mức giá và khối lượng mong muốn mà không phải chịu bất kỳ chi phí nào. Công thức tính:
Trong đó:
– S là tổng khối lượng mở vị thế, S > 0 trong trường hợp mở vị thế mua, S < 0 trong trường hợp mở vị thế bán;
– Pd là giá mở vị thế;
– Pn là giá hiện tại.
Lợi nhuận thực tế (actual return) là lợi nhuận thực dựa trên các giao dịch đã khớp lệnh. Công thức tính:
Trong đó:
– sj là khối lượng cổ phiếu khớp lệnh trong giao dịch j;
– pj là giá cổ phiếu khớp lệnh trong giao dịch j;
– Fees là phí giao dịch và thuế hiện hành.
Kết hợp các công thức ở trên, ta được công thức:
IS được phân tách thành ba thành phần, giải thích ba nguyên nhân dẫn đến sự sai biệt:
-
Hao phí thực thi (sự trượt giá): trong khoảng thời gian từ thời điểm ra quyết định đến lúc bắt đầu đặt lệnh, giá có thể đã thay đổi hoặc không khớp lệnh với một mức giá duy nhất;
-
Hao phí cơ hội: khối lượng khớp lệnh không đủ so với dự định;
-
Phí: phí giao dịch và thuế.
Hao phí thực thi có thể được phân tách cụ thể hơn thành hai thành phần gồm: hao phí chậm trễ và hao phí giao dịch.
Trong đó: P0 là giá cổ phiếu tại thời điểm đặt lệnh mở vị thế.
-
Hao phí chậm trễ: không thể đặt lệnh ngay lập tức sau khi ra quyết định, dẫn tới giá tại thời điểm đặt lệnh đã thay đổi so với giá tại thời điểm ra quyết định;
-
Hao phí giao dịch: tuỳ theo thanh khoản thị trường, loại lệnh (lệnh giới hạn hay lệnh thị trường) hoặc đôi khi do lỗi hệ thống dẫn tới kết quả khớp lệnh với nhiều mức giá khác nhau.
Ví dụ phân tích hao phí thực thi giao dịch
Giả định tại thời điểm 09:15, giá cổ phiếu Tập đoàn VINGROUP (HOSE: VIC) đang là 60.000 VNĐ/cổ phiếu,quyết định mua 10.000 cổ phiếu VIC.
Đến 09:20, bắt đầu thực hiện đặt lệnh, tại thời điểm này giá cổ phiếu VIC đã tăng lên thành 60.100 VNĐ.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đóng cửa VIC là 60.800 đồng.
Kết thúc ngày giao dịch, đã mua khớp lệnh thành công 8.000 cổ phiếu, phí giao dịch và thuế trung bình là 200 VNĐ/cổ phiếu.
Thông tin lệnh khớp chi tiết:
Hao phí thực thi giao dịch được tính như sau:
Hao phí chậm trễ
= 8.000 × 60.100 − 8.000 × 60.000 = 800.000
Hao phí giao dịch
= 482.500.000 − 8.000 × 60.100 = 1.700.000
Hao phí cơ hội
= (10.000 − 8.000) × (60.800 − 60.000) =1.600.000
Phí giao dịch và thuế
= 8.000 × 200 = 1.600.000
Hao phí thực thi giao dịch
= 800.000 + 1.700.000 + 1.600.000 + 1.600.000 = 5.700.000
Hao phí thực thi giao dịch không phải lúc nào cũng xấu. Trong nhiều trường hợp, chậm trễ trong thực thi giao dịch có khả năng giúp mở vị thế ở mức giá tốt hơn, hoặc không mua đủ khối lượng như dự kiến lại tránh được một khoản thua lỗ lớn.
Tuy vậy, nhà giao dịch thuật toán cần nhận thức đầy đủ về hao phí thực thi giao dịch, thực hiện đo lường và đánh giá nguyên nhân, thực hiện các giải pháp hợp lý để đảm bảo hao phí không vượt quá tầm kiểm soát. Ví dụ, với hao phí chậm trễ, cần rút ngắn thời gian từ khi ra quyết định đến khi đặt lệnh. Hệ thống giao dịch thuật toán có thể tối ưu quy trình này còn dưới 60 mili giây.
Trong trường hợp cần giao dịch khối lượng lớn trên thị trường thanh khoản thấp, thì hao phí giao dịch có thể là mối quan tâm hàng đầu. Khi đó, có thể xem xét áp dụng các thuật toán thực thi như VWAP và TWAP.